Điểm tin 25/1: Bất ổn leo thang, rup Nga rơi mạnh; Trung Quốc lâm vào bế tắc ngoại thương 15:42 25/01/2022

Điểm tin 25/1: Bất ổn leo thang, rup Nga rơi mạnh; Trung Quốc lâm vào bế tắc ngoại thương

Câu chuyện của thị trường hiện xoay quanh căng thẳng địa chính trị liên quan tới Nga – Ukraine và cuộc họp Ủy ban Thị trường Mở liên bang tháng 1.

Các dòng vốn trú ẩn an toàn tiếp tục thống trị thị trường tài chính trong bối cảnh căng thẳng địa chính trị leo thang và những lo ngại mới về suy thoái kinh tế toàn cầu. Chỉ số US Dollar Index đã leo lên mức cao nhất trong hai tuần trên 96,00 vào thứ Hai trước khi thoái lui cách khiêm tốn vào cuối phiên giao dịch Mỹ.

Mặc dù chỉ số S&P 500 đã đảo ngược một cách ấn tượng vào cuối phiên thứ Hai, đóng cửa trong sắc xanh nhưng hợp đồng tương lai chứng khoán Mỹ lại đang giảm từ 0,7% đến 1,25% vào đầu ngày thứ Ba.

Phiên hôm nay, Khảo sát IFO từ Đức và dữ liệu Niềm tin Người tiêu dùng của CB từ Mỹ là các tin tức kinh tế ảnh hưởng tới thị trường. Tuy nhiên, tâm điểm chú ý của nhà đầu tư vẫn chính là kết quả cuộc họp FOMC được công bố vào ngày mai 26/1.

Theo các báo cáo mới nhất, Nga đã triển khai khoảng 100.000 quân cùng với vũ khí hạng nặng tại biên giới Ukraine và các thị trường ngày càng lo ngại về một cuộc xâm lược có thể xảy ra. Đáp lại, Nhà Trắng thông báo rằng hơn 8.000 binh sĩ đã được đặt trong tình trạng báo động cao và sẵn sàng được triển khai.

Ở châu Á, Bộ Thương mại Trung Quốc cho biết trong một tuyên bố hôm thứ Ba rằng Trung Quốc đang đối mặt với tình hình ngoại thương ‘tồi tệ’ vào năm 2022, với lý do lạm phát, các vấn đề chuỗi cung ứng và nền kinh tế toàn cầu mất động lực.

Tỷ giá

Cặp USD/RUB đã tăng hơn 2% vào thứ Hai và đạt mức cao nhất kể từ tháng 11/2020 là 79,5. Ngân hàng trung ương Nga đã thông báo rằng họ sẽ ngừng mua ngoại hối trên thị trường trong nước và đã giúp cặp tiền này bắt đầu hồi phục. Cặp USD/RUB hiện giảm về dưới 78,60.

EUR/USD vẫn chịu áp lực giảm khiêm tốn sau khi đóng cửa trong vùng tiêu cực vào thứ Hai và giao dịch gần với vùng 1,1300.

GBP/USD đã trượt xuống mức thấp nhất trong 3 tuần tại 1,3439 vào thứ Hai rồi hồi phục yếu trở lại. Sang phiên hôm nay, đồng bảng tích lũy quanh mức 1,3500USD vào đầu phiên Âu.

Tỷ giá USD/JPY giảm xuống dưới 113,50 nhưng đã đảo chiều cùng đà tăng của chứng khoán Mỹ lúc kết phiên thứ Hai 25/1. Tuy nhiên, sự phục hồi của cặp tiền này dường như đã mất đi động lực xung quanh phạm vi 114,00.

AUD/USD tăng cao hơn lên 0,7200 sau khi dữ liệu từ Úc cho thấy Chỉ số giá tiêu dùng tăng lên 3,5% hàng năm trong quý IV từ mức 3% trong quý III. Tuy nhiên, môi trường né tránh rủi ro đã buộc cặp tiền này phải quay đầu giảm. AUD/USD đang giảm nhẹ về 0,7135.

Vàng – Tiền kĩ thuật số

Vàng phản ứng theo lợi suất trái phiếu kho bạc Mỹ giảm và chỉ số DXY tăng vào thứ Hai, theo đó, (XAU/USD) đang tương đối trầm lắng quanh mức 1840$ vào đầu thứ Ba.

Bitcoin đã phục hồi một cách dứt khoát nhưng mất đà tăng trước khi đạt mức 40.000USD. BTC/USD giảm 2,5% xuống dưới 36.000USD vào đầu phiên giao dịch châu Âu. Bất chấp sự phục hồi vào cuối phiên, Ethereum vẫn đóng cửa trong sắc đỏ vào thứ Hai và tiếp tục giảm xuống thấp hơn về mức 2.000USD quan trọng.

giavangsjc.org

Tin Mới

Tin Cũ Hơn

Mua vào Bán ra
Giá vàng SJC 81,700800 84,000500

Giá USD chợ đen

Mua vào Bán Ra
USD tự do 25,620100 25,700

Tỷ giá

Ngoại Tệ Mua vào Bán Ra
  USD 25,13710 25,47710
  AUD 16,0964 16,7804
  CAD 18,06631 18,83432
  JPY 1581 1681
  EUR 26,48132 27,93333
  CHF 27,07011 28,22111
  GBP 30,82860 32,13862
  CNY 3,4322 3,5782
-->

Giá bán lẻ xăng dầu Petrolimex

Sản phẩmVùng 1Vùng 2
Xăng RON 95-V25.76026.270
Xăng RON 95-III25.23025.730
Xăng E5 RON 92-II24.22024.700
DO 0,001S-V22.05022.490
DO 0,05S-II21.44021.860
Dầu hỏa 2-K21.41021.830
Đơn vị: đồng / lít
Giá Nguyên Liệu
Crude Oil 84.49 +0.36%
Natural Gas 1.81 +1.16%
Gasoline 2.73 +1.46%
Heating Oil 2.58 +0.73%
Vàng Thế Giới 2327.70 -0.19%
Giá Bạc 27.33 +0.43%
Giá Đồng 4.49 -0.22%


© 2024 - giavangsjc.org